Chương trình tuyển chọn các ứng viên đã tốt nghiệp đại học, đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội quy định, theo phương thức xét tuyển qua hai vòng: xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn.
Điều kiện xét tuyển:
2.1. Tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bổ sung kiến thức từ 02 đến 07 học phần (tương đương với 6 đến 21 tín chỉ) của Khoa Quốc tế (chi tiết theo thông báo riêng) hoặc các cơ sở đào tạo khác tùy theo chuyên ngành đào tạo. Ứng viên thuộc diện phải học bổ túc kiến thức được miễn các học phần đã học ở bậc đại học, được thể hiện trong bảng điểm đại học.
– Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp (ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, và nhóm ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng) cần học bổ sung các học phần tương ứng từng chuyên ngành như dưới đây.
+ Ứng viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh chỉ được dự tuyển sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 02 học phần (06 tín chỉ):
STT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Kinh tế tiền tệ – ngân hàng |
3 |
2 |
Tài chính doanh nghiệp |
3 |
|
Tổng cộng |
6 |
+ Ứng viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc nhóm ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng chỉ được dự tuyển sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 02 học phần (06 tín chỉ):
STT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Quản trị học |
3 |
2 |
Nguyên lí marketing |
3 |
|
Tổng cộng |
6 |
– Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần (Kinh tế học – không có định hướng chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng bao gồm Kinh tế, Kinh tế quốc tế; Kinh doanh bao gồm Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại; Kế toán – Kiểm toán bao gồm Kế toán, Kiểm toán; Quản trị – Quản lý bao gồm Quản trị nhân lực, Khoa học quản lý, Hệ thống thông tin quản lý) chỉ được dự tuyển sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 04 học phần (12 tín chỉ):
STT |
Học phần |
Số tín chỉ |
|
|
|
1 |
Nguyên lí Marketing |
3 |
2 |
Kinh tế tiền tệ – ngân hàng |
3 |
3 |
Quản trị học |
3 |
4 |
Tài chính doanh nghiệp |
3 |
|
Tổng cộng |
12 |
– Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác (Quản lý xây dựng, Công nghệ thông tin, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh) chỉ được dự tuyển sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ):
STT |
Học phần |
Số tín chỉ |
|
|
|
|
1 |
Kinh tế tiền tệ – ngân hàng |
3 |
|
2 |
Quản trị học |
3 |
|
3 |
Tài chính doanh nghiệp |
3 |
|
4 |
Kinh tế vi mô |
3 |
|
5 |
Nguyên lí kế toán |
3 |
|
6 |
Nguyên lí marketing |
3 |
|
7 |
Kinh tế vĩ mô |
3 |
|
|
Tổng cộng |
21 |
|
2.2. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc (ứng viên tốt nghiệp đại học ngành phù hợp hoặc ngành gần với chuyên ngành đăng kí dự tuyển được miễn yêu cầu này);
2.3. Đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây về trình độ ngoại ngữ:
(i) Có chứng chỉ tiếng Anh B1 (khi nhập học) và B2 (khi bắt đầu học các học phần chuyên môn (khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành) theo Khung tham chiếu chung Châu Âu (còn trong thời hạn có giá trị) do 08 sở đào tạo trong nước cấp được công nhận trong tuyển sinh Thạc sĩ tại ĐHQGHN (Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ); IELTS 5.0, TOEFL iBT 45 – 93, TOEIC 4 kỹ năng (tối thiểu đạt Reading 385, Listening 400, Speaking 160, Writing 150) hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác (còn trong thời hạn có giá trị);
(ii) Có bằng đại học với chuyên ngành tiếng Anh; Có bằng tốt nghiệp Đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV), có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học
(iii) Có bằng đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ học toàn phần ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập ở nước ngoài là tiếng Anh.
(v) Thí sinh tốt nghiệp đại học tại Khoa Quốc tế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.
Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình là những nhà giáo có tên tuổi trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, trình độ từ tiến sỹ trở lên, được đào tạo ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada… Các giảng viên đều đạt chuẩn về ngoại ngữ để giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh, đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy. Ngoài ra, Khoa còn có sự trao đổi giảng viên với một sô trường đại học danh tiếng nước ngoài để đưa giảng viên nước ngoài cũng phụ trách giảng dạy một số môn học trong chương trình. Tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia chương trình chiếm khoảng 30%. Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước đã tạo nên một cộng đồng và môi trường giáo dục quốc tế tại Khoa.
Chương trình Thu hút học giả của Đại học Quốc gia Hà Nội đặt tại Khoa Quốc tế – ĐHQGHN (gọi tắt là Chương trình) ra đời với mục đích phát huy kinh nghiệm, năng lực, trí tuệ của các học giả đang làm việc tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới để đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chương trình đồng thời giúp tăng cường chỉ số hội nhập quốc tế của ĐHQGHN nói chung và Khoa Quốc tế nói riêng, tạo động lực, môi trường đào tạo và nghiên cứu quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Khoa, tiếp nhận chuyển giao công nghệ giảng dạy, nghiên cứu tiên tiến, quản trị đại học của nước ngoài, tăng cường tỷ lệ giảng viên đến từ các trường đại học uy tín nước ngoài giảng dạy tại Khoa.
Các học giả của Chương trình tham gia giảng dạy toàn bộ thời lượng một học phần hoặc phối hợp giảng dạy cùng giảng viên Khoa Quốc tế trong các chương đào tạo triển khai tại Khoa. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện với phương châm khuyến khích giảng viên của Khoa Quốc tế tham gia cùng soạn bài giảng và giảng dạy, hướng dẫn học viên. Trong quá trình này, học viên và giảng viên Khoa Quốc tế sẽ trải nghiệm những phương pháp làm việc, cách tiếp cận mới hiện đang được áp dụng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.
Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này, các học giả của Chương trình sẽ được ưu tiên sắp xếp giảng dạy những môn học mới hoặc đòi hỏi cập nhật phương pháp làm việc, kiến thức mới một cách thường xuyên hoặc những học phần mà hiện nay ở Việt Nam còn thiếu nguồn giảng viên có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu của học phần và của Chương trình.
Đội ngũ cán bộ cơ hữu Khoa Quốc tế – ĐHQGHN tham gia đào tạo
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Học hàm, năm phong |
Học vị, nước, năm tốt nghiệp |
Chuyên ngành |
1. |
Nguyễn Văn Định |
1966 |
PGS, 2006 |
TS, Việt Nam, 2001 |
Quản trị tài chính |
2. |
Nguyễn Phú Hưng |
1975 |
|
TS, Mỹ, 2008 |
Quản trị kinh doanh và Tài chính |
3. |
Phạm Thị Liên |
1974 |
|
TS, Úc, 2008 |
Quản trị Kinh doanh |
4. |
Mai Anh |
1977 |
|
TS, Pháp, 2011 |
Quản trị kinh doanh |
5. |
Nguyễn Hải Thanh |
1956 |
PGS, 2003 |
TS, Ấn Độ, 1996 |
Toán ứng dụng |
6. |
Lê Đức Thịnh |
1979 |
|
TS, Mỹ, 2013 |
Toán |
7. |
Phạm Thị Thủy |
1965 |
|
TS, Việt Nam, 2015 |
Ngôn ngữ Anh |
Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm thuộc ĐHQGHN tham gia đào tạo
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Học hàm, năm phong |
Học vị, nước, năm tốt nghiệp |
Chuyên ngành |
1. |
Đào Thị Bích Thủy |
1974 |
|
TS, Úc, 2000 |
Kinh tế |
2. |
Trần Huy Phương |
1981 |
|
TS, Nhật Bản, 2013 |
Quản trị kinh doanh, |
3. |
Phạm Xuân Hoan |
1968 |
|
TS, Úc, 2007 |
Kinh tế |
4. |
Ngô Vi Dũng |
1981 |
|
TS, Bỉ, 2012 |
Kinh tế và Quản lí |
5. |
Vũ Đức Nghĩa |
1979 |
|
TS, Việt Nam, 2012 |
Kinh tế |
6. |
Đào Tùng |
1977 |
|
TS, Pháp, 2005 |
Quản trị kinh doanh/ Marketing |
Giảng viên ngoài ĐHQGHN tham gia đào tạo
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Học hàm, năm phong |
Học vị, nước, năm tốt nghiệp |
Chuyên ngành |
1. |
Nguyễn Thị Nguyệt |
1978 |
PGS, 2015 |
TS, Áo, 2011 |
Kinh tế học |
2. |
Đào Thị Thanh Bình |
1973 |
|
TS, Pháp, 2009 |
Tài chính |
3. |
Hoàng Gia Thư |
1977 |
|
TS, Mỹ, 2012 |
Tâm lí học ứng dụng |
4. |
Nguyễn Việt Dũng |
1974 |
PGS, 2012 |
TS, Pháp, 2005 |
Tài chính |
5. |
Trần Thăng Long |
1976 |
|
TS, Úc, 2014 |
Kinh tế |
6. |
Lý Phương Duyên |
1974 |
PGS, 2015 |
TS, Việt Nam, 2010 |
Tài chính – Tín dụng |
Giảng viên nước ngoài tham gia đào tạo
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Học hàm, năm phong |
Học vị, nước, năm tốt nghiệp |
Chuyên ngành |
1. |
Nguyễn Đức Khương |
1978 |
GS, 2010 |
TS, Pháp, 2005 |
Tài chính |
2. |
Sabri Boubaker |
1972 |
GS, 2010 |
TS, Pháp, 2006 |
Tài chính |
3. |
Stephane Goutte |
1982 |
PGS, 2014 |
TS, Pháp, 2010 |
Toán và toán ứng dụng |
4. |
Yves Peraudeau |
1956 |
PGS, 2000 |
TS, Pháp, 1986 |
Kinh tế |
|
|
|
|
|
|
Về kiến thức và năng lực chuyên môn
Khối kiến thức chung trong toàn ĐHQGHN
– Hiểu và vận dụng kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo của ĐHQG Hà Nội.
– Học viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
Khối kiến thức cơ sở
– Học viên hiểu và vận dụng kiến thức nền tảng và nâng cao về phân tích kinh tế vi mô và vĩ mô; về tài chính doanh nghiệp; về kế toán quản trị; về phương pháp phân tích định lượng ứng dụng vào phân tích các vấn đề phân tích kinh tế và tài chính.
– Học viên nắm và vận dụng các kiến thức chuyên sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp; kiến thức về chiến lược kinh doanh và quản lí doanh nghiệp.
Khối kiến thức chuyên ngành
– Học viên tốt nghiệp hiểu các kiến thức nền tảng và nâng cao về các vấn đề liên quan trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
– Học viên hiểu và vận dụng kiến thức bao gồm phân tích và quản trị danh mục đầu tư, các thị trường và thể chế tài chính, quản trị rủi ro.
– Học viên biết được các kiến thức bổ trợ quan trọng liên quan trực tiếp tới hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm thuế công ty, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, các công cụ đầu tư tài chính, quản trị các tổ chức/định chế tài chính, quản trị tài chính quốc tế, kiểm soát/quản trị công ty đại chúng (corporate governance).
Khối kiến thức tốt nghiệp (luận văn)
– Học viên hiểu kiến thức chuyên sâu về vấn đề mình nghiên cứu trên cơ sở lựa chọn một chủ đề nghiên cứu gắn với chuyên ngành quản trị tài chính;
– Học viên nhận diện vấn đề.
– Học viên có kỹ năng thu thập và xử lí số liệu.
– Học viên ứng dụng kiến thức chuyên sâu để giải quyết vấn đề.
Về kĩ năng
Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kĩ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo.
Kĩ năng nghề nghiệp
– Kĩ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề: Kết thúc chương trình, học viên lập kế hoạch công việc nói chung, kế hoạch chiến lược, quản lí kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp; tổ chức/ sắp xếp công việc, xây dựng đội ngũ vững mạnh, tạo động lực/ quản lí người lao động; nhận thức và bắt kịp với sự thay đổi của môi trường, lập và quản lí ngân sách, quản lí các dự án tài chính và đầu tư tài chính.
– Khả năng lập luận tư duy trong giải quyết vấn đề: Học viên ứng dụng tư duy logic trong nhận diện các vấn đề quản lí và quản lí tài chính, đầu tư;
– Phân tích và đánh giá các vấn đề quản lí tài chính trên nền tảng các kiến thức đã có;
– Nghiên cứu đưa ra phương án giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp, kiến nghị.
– Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: Kết thúc chương trình, học viên có khả năng nghiên cứu, cập nhật kiến thức từ nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp/ sơ cấp, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức.
– Kĩ năng tư duy một cách hệ thống: Học viên có khả năng phân tích vấn đề theo logic, có so sánh phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ.
– Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề: Học viên có khả năng nhận biết và hiểu tác động của hoạt động tài chính đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về nghề tài chính; của bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc, các vấn đề và giá trị thời đại, bối cảnh toàn cầu…tác động lên hoạt động tài chính và ngược lại.
– Kĩ năng nhận biết, phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc (cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức): Học viên có thể nhận biết và phân tích các yếu tố bên trong (như yếu tố văn hóa tổ chức, chiến lược phát triển đơn vị, mục tiêu, kế hoạch của đơn vị), các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp/tổ chức (tình hình kinh tế vĩ mô, yếu tố văn hóa quốc gia, pháp luật, công nghệ, cạnh tranh, ngành nghề v.v) ảnh hưởng tới hoạt động chung của tổ chức và hoạt động quản trị tài chính.
– Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Học viên có khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức, công cụ, kĩ năng quản trị tổ chức và tài chính vào thực tiễn hoạt động trong doanh nghiệp;
– Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp: Học viên có khả năng nghiên cứu cải tiến hoặc phát minh sáng tạo trong hoạt động quản trị tài chính; Cập nhật, dự đoán xu thế phát triển của nghề tài chính trong và ngoài nước, làm chủ các công cụ và phần mềm phân tích tài chính.
Kĩ năng mềm
– Kĩ năng tự chủ: Học viên hình thành kĩ năng tự chủ trong công việc, nghiên cứu đào sâu kiến thức và học tập suốt đời;
– Kĩ năng làm việc theo nhóm: Học viên có các kĩ năng làm việc nhóm báo gồm hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kĩ năng làm việc với các nhóm khác nhau;
– Kĩ năng quản lí và lãnh đạo: Học viên sẽ có các kĩ năng quản lí và lãnh đạo như điều khiển, phân công, đánh giá hoạt động nhóm và tập thể; tạo động lực, thu hút, thuyết phục nhân viên; ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp;
– Kĩ năng giao tiếp: Học viên sẽ có được các kĩ năng thuyết trình, lập luận sắp xếp ý tưởng và giao tiếp bằng văn bản;
– Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: Học viên sẽ có khả năng áp dụng hiệu quả tiếng Anh trong công việc.
Về phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức cá nhân
– Học viên mang phẩm chất đạo đức tích cực, phù hợp với ngành tài chính như thận trọng, biết phân tích và lường trước các rủi ro; chấp nhận rủi ro trong điều kiện cho phép; có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói chung như: linh hoạt, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo v.v.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
– Học viên thể hiện đạo đức nghề nghiệp tích cực như trung thực, thận trọng, tôn trọng và tuân thủ các quy định nghề nghiệp, vì lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội; có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động.
Phẩm chất đạo đức xã hội
– Học viên sẽ có đạo đức xã hội tích cực như có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng.