THẠC SĨ KINH DOANH QUỐC TẾ (MIB)

 

GIỚI THIỆU

– Tên ngành đào tạo  
Tên tiếng Việt:

 

Tên tiếng Anh:

Kinh doanh quốc tế

 

International Business

– Danh hiệu tốt nghiệp: Thạc sĩ
– Thời gian đào tạo: 24 tháng
– Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt và Tiếng Anh
– Tên văn bằng sau tốt nghiệp  
Tên tiếng Việt:

 

Tên tiếng Anh:

Thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh quốc tê

 

Master in International Business

– Đơn vị đào tạo: Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
– Đơn vị cấp bằng: Đại học Quốc gia Hà Nội
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 25 học viên
– Văn bản pháp lý : Quyết định số 4242/QĐ-ĐHQGHN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Giám đốc ĐHQGHN về việc phê duyệt Đề án mở chương trình đào tạo chất lượng cao theo đặc thù đơn vị chuyên ngành Quản trị tài chính

 

Nội dung đào tạo: Chương trình bao gồm 17 học phần và luận văn tốt nghiệp

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:             64 tín chỉ

Trong đó:

 Khối kiến thức chung:                                           8 tín chỉ

 Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:             47 tín chỉ

+ Bắt buộc                                                                 26 tín chỉ

+ Tự chọn                                                                  21 tín chỉ

 Khối kiến thức tốt nghiệp                                     9 tín chỉ

+ Luận văn thạc sĩ                                                   9 tín chỉ

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Xem tại đây.

VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN CHƯƠNG TRÌNH!

THÔNG TIN TUYỂN SINH

1. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ, viết luận và phỏng vấn.

2. Điều kiện xét tuyển:

– Tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp hoặc ngành gần (chi tiết trong thông báo tuyển sinh) và có chứng chỉ bổ sung kiến thức của Khoa Quốc tế (chi tiết theo thông báo riêng) hoặc các cơ sở đào tạo khác tùy theo chuyên ngành đào tạo. Ứng viên thuộc diện phải học bổ túc kiến thức được miễn các học phần đã học ở bậc đại học, được thể hiện trong bảng điểm đại học (chi tiết tại mục HỌC CHUYỂN ĐỔI KIẾN THỨC).

– Có ít nhất 18 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh (ứng viên tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên và không thuộc diện bổ sung kiến thức được miễn yêu cầu này)

– Đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây về trình độ ngoại ngữ:

(i) Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam khi nhập học và có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam khi bắt đầu học các học phần chuyên môn (khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành) do các cơ sở đào tạo trong nước cấp được công nhận ở ĐHQGHN hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác (còn trong thời hạn có giá trị) được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN công nhận; Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học

(ii) Có bằng đại học một trong các loại sau: ngành tiếng Anh; chương trình tiên tiến học bằng tiếng Anh theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường đại học của Việt Nam; bằng kỹ sư chất lượng cao (PIFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận; chương trình song bằng học bằng tiếng Anh có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, chương trình đào tạo chuẩn quốc tế học bằng tiếng Anh, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao học bằng tiếng Anh của Đại học Quốc gia Hà Nội;

(iii) Có bằng đại học, thạc sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

(iv) Thí sinh đã tốt nghiệp Khoa Quốc tế được miễn chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) khi đăng ký dự tuyển vào các chương trình đào tạo sau đại học của Khoa nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Chương trình đào tạo trình độ đại học tại Khoa Quốc tế yêu cầu điều kiện ngoại ngữ đầu vào tối thiểu là tiếng Anh tương đương bậc 4/6 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) và sử dụng tiếng Anh trong suốt quá trình đào tạo chuyên môn tại Khoa.

b. Thí sinh tốt nghiệp bậc đại học của Khoa Quốc tế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển đào tạo sau đại học vào Khoa.

(v) Ứng viên là người nước ngoài mà tiếng Anh là bản ngữ hoặc một trong các ngôn ngữ chính. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo

3. Cách thức đăng ký xét tuyển:

Ứng viên đăng ký xét tuyển tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn (cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN) và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn.

4. Thời gian đăng ký xét tuyển: Trước 17h00 ngày 27/8/2021.

5. Lịch phỏng vấn, viết luận và thi môn Ngoại ngữ (nếu có nguyện vọng):

Ứng viên có nguyện vọng sẽ thi môn Ngoại ngữ vào sáng Chủ nhật 12/9/2021.

6. Nhập học (dự kiến): 8/11/2021.

7. Lệ phí xét tuyển: 800.000 VND (nộp cùng hồ sơ đăng kí dự tuyển và không thu thêm bất kì lệ phí khác)

8. Học phí: 138.990.000 VND/khóa học (tương đương 6000 USD/khóa học).

– Học phí được chia làm 03 đợt ;

– Mức học phí không thay đổi trong toàn bộ khóa học nếu học viên học tập theo đúng kế hoạch đào tạo của Khoa;

– Học phí đã bao gồm tiền teabreak giữa giờ, giáo trình và tài liệu học tập;

– Học phí không bao gồm kinh phí học chuyển đổi, thi lại, học lại, phí bảo vệ lại luận văn… (khi học viên không đảm bảo tiến độ và chất lượng của chương trình đào tạo) ;

– Học viên nộp học phí bằng tiền VNĐ. Mức học phí quy đổi được điều chỉnh theo tỉ giá hối đoái niêm yết bởi ngân hàng Vietcombank tại thời điểm thu.

ỨNG VIÊN ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

Xem chi tiết thông tin tuyển sinh TẠI ĐÂY

 

HỌC CHUYỂN ĐỔI KIẾN THỨC

1. Thời gian học bổ sung kiến thức (dự kiến): Tháng 7 đến tháng 9/2021

2. Hồ sơ bổ sung kiến thức

– Đơn xin học bổ sung kiến thức (theo mẫu đính kèm);

– Bằng tốt nghiệp đại học (bản scan);

– Bảng điểm đại học toàn khóa (bản scan).

Ứng viên nộp hồ sơ bổ sung kiến thức bản mềm tới địa chỉ: postgraduate@isvnu.vn.

Hồ sơ bổ sung kiến thức bản cứng hoàn thiện khi bắt đầu đi học.

3. Danh mục học phần bổ sung kiến thức :

– Học bổ sung kiến thức: Ứng viên tốt nghiệp đại học các ngành gần cần hoàn thành học bổ sung kiến thức gồm 5 học phần (15 tín chỉ), cụ thể như sau:

     + Kinh tế học 3 tín chỉ
     + Kinh tế quốc tế 3 tín chỉ
     + Nguyên lí Quản trị kinh doanh 3 tín chỉ
     + Nguyên lí Marketing 3 tín chỉ
     + Tài chính quốc tế 3 tín chỉ

4. Học phí chuyển đổi: Theo mức học phí quy định (có thông báo học phí riêng).

 

Học phí: 138.990.000 VND/khóa học (tương đương 6000 USD/khóa học).

Sau khi hoàn thành chương trình, học viên có thể đảm nhiệm các vị trí cán bộ chuyên trách hoặc nhà quản lí trong đa lĩnh vực như tài chính quốc tế, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, marketing quốc tế, xúc tiến thương mại,… Ngoài ra, học viên cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu ở mức độ sâu hơn và trình độ cao hơn.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ

Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến được xây dựng phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo hướng dẫn số 2640/SĐH ngày 28/12/2006 của ĐHQGHN đối với bậc đào tạo sau đại học, quyết định số 4668/QĐ- ĐHQGHN về quản lý và tổ chức đào tạo sau đại học. Đặc biệt, chương trình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của học viên, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.

Chương trình có định hướng ứng dụng vì vậy, học viên sẽ được khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập nhóm.

Ngoài ra, trong quá trình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, đội ngũ giảng viên tham gia chương trình còn giúp học viên sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến nhằm truyền thụ và tạo lập cho học viên niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.

PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo đúng quy định của ĐHQGHN theo những yêu cầu sau:

– Khách quan, chính xác, công bằng, phân loại được năng lực của người học; công khai, minh bạch các quy định về đánh giá và kết quả đánh giá học phần;

– Đề thi, kiểm tra học phần phải phù hợp với nội dung và đảm bảo mục tiêu học phần đã xác định trong đề cương chi tiết;

– Đúng hình thức và phương pháp đánh giá đã được quy định trong đề cương chi tiết của học phần;

– Kết hợp kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập với thi kết thúc học phần;

– Kết hợp một số hình thức đánh giá (bài tập, tiểu luận, kết quả thực hành, báo cáo chuyên đề, thi viết, thi vấn đáp….) phù hợp với yêu cầu của học phần;

– Kết hợp đánh giá ý thức học tập chuyên cần và tính độc lập, sáng tạo của người học;

– Trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được quy định trong đề cương học phần và được công bố cho học viên biết ngay khi bắt đầu học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có trọng số không dưới 60%.