QUẢN LÝ – ĐH KEUKA (HOA KỲ)

GIỚI THIỆU

Một chương trình “3 trong 1” với 2 chuyên ngành Khởi nghiệp và Marketing, Hướng nghiệp và Thức thời giúp bạn được mài sắc kiến thức và kỹ năng quản lý, nhanh chóng nhập cuộc với công việc của mình nhờ những kinh nghiệm có được từ phương pháp giáo dục trải nghiệm và đặc biệt là môn học Giáo dục trải nghiệm trong khung chương trình. Từ phân tích kinh doanh tới chiến lược marketing số, bạn sẽ học được những kỹ năng cần thiết để thành công trong thế giới kinh doanh năng động, hướng tới kỉ nguyên số ngày nay.

Tên chương trình: Quản lý
Thời gian học: 4 năm
Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh 
Mô hình đào tạo: Học toàn phần tại Khoa Quốc tế.
Cơ hội chuyển tiếp

Sau năm thứ 2, sinh viên có thể chuyển tiếp sang học tại Trường Đại học Keuka.

Văn bằng: Bằng Cử nhân Khoa học quản lý do Đại học Keuka (Hoa Kỳ) cấp Văn bằng được Ủy ban các bang miền trung Hoa Kỳ

về Giáo dục đại học kiểm định, Cục Khảo thí – Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ
I. Năm thứ nhất 22
1 ENG101 Tiếng Anh chuyên ngành I 2
2 BUS101 Nhập môn Kinh doanh và Xã hội 3
3 ENG102 Tiếng Anh chuyên ngành II 2
4 CMP120 Nhập môn hệ thống máy tính 3
5 ENG103 Tiếng Anh học thuật 2
6 MAT102 Đại số học 3
7 MKT220 Nguyên lý Marketing 3
8 ENG110 Kỹ năng viết luận 3
II. Năm thứ hai 36
9 INS301 Lãnh đạo 3
10 ENG112 Viết và nghiên cứu 3
11 ENG215 Văn học môi trường 3
12 PSY101 Nhập môn tâm lý học 3
13 HIS114 Nền văn minh phương Tây II 3
14 SS231 Thống kê cho Khoa học xã hội 3
15 ACC101 Kế toán I: Kế toán tài chính 3
16 POL140 Chính trị thế giới 3
17 FIN312 Quản trị tài chính 3
18 ECO211 Kinh tế vi mô 3
19 ECO210 Kinh tế vĩ mô 3
20 PHL115 Đạo đức 3
III. Năm thứ ba 37
21 HRM208 Quản lý nhân lực 3
22 ACC102 Kế toán II: Kế toán quản trị 3
23 COM122 Nhập môn giao tiếp 3
24 BUS202 Môi trường pháp lý cho doanh nghiệp 3
25 PHL101 Nhập môn triết học 3
26 BUS350 Kinh doanh quốc tế 3
27 MKT370 Hành vi người tiêu dùng 3
28 MGT353 Doanh nghiệp và mối quan hệ với chính phủ 3
29 CMP335 Thiết kế trang web 3
30 PHY201 Nhập môn vật lý 4
31 COM123 Diễn thuyết 3
32 BUS330 Quản lý sản xuất 3
IV. Năm thứ tư 26
33 ACC301 Hạch toán I 3
34 MKT320 Quan hệ công chúng 3
35 FIN315 Quản trị tài chính quốc tế 3
36 BUS444 Quản trị chiến lược 3
37 MGT351 Quản trị doanh nghiệp nhỏ 3
38 FP401 Môn học thực nghiệm 3
39 ART201 Lịch sử nghệ thuật phương Tây 3
40 BUS410 Khởi nghiệp kinh doanh 3
41 MIS301 Công nghệ và hệ thống thông tin doanh nghiệp 3
Tổng số tín chỉ 121

I. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH 

          – Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở Việt Nam, có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. 

          – Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT hoặc tương đương ở nước ngoài hoặc đang theo học chương trình đại học tại nước ngoài (sau đây gọi chung là du học sinh), có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

II. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH (năm 2021): 130

III. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

Thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT được xét tuyển dựa vào một trong các phương thức sau:

  (1) Xét tuyển kết quả bài thi tốt nghiệp THPT năm 2021;

  (2) Xét tuyển học bạ THPT;

  (3) Xét tuyển chứng chỉ A-Level (Cambridge International Examinations A-Level, Anh);

  (4) Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hoá SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ);

  (5) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS hoặc tương đương;

  (6) Xét tuyển bằng Tú tài quốc tế (International Baccalaureate);

  (7) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển;

  (8) Xét tuyển theo diện du học sinh.

Lưu ý: Các văn bằng, chứng chỉ quốc tế phải còn hạn sử dụng tại thời điểm xét tuyển.

IV. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải đáp ứng đồng thời 03 điều kiện sau:

          (1) Đáp ứng điều kiện xét tuyển theo quy định cụ thể của một (01) trong các phương thức xét tuyển trong mục III;

          (2) Có chứng chỉ tiếng Anh B2 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc IELTS 5.5 hoặc tương đương (còn trong thời hạn có giá trị). Các thí sinh chưa đạt trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu sẽ tham gia học Chương trình đào tạo tiếng Anh dự bị tại Khoa Quốc tế để đủ trình độ học tập và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu trước khi ban hành quyết định công nhận sinh viên và nhập học chương trình chính thức;

          Lưu ý: Miễn điều kiện tiếng Anh đầu vào nói trên đối với thí sinh có một trong các bằng/ chứng chỉ còn hạn sử dụng như sau: chứng chỉ IELTS 5.5 hoặc bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương; bằng Tú tài quốc tế IB; Chứng chỉ A-Level/kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm trúng tuyển trở lên.

          (3) Đạt yêu cầu phỏng vấn do Khoa Quốc tế tổ chức.

             Quy định cụ thể điều kiện theo các phương thức xét tuyển như sau:

(1) Xét tuyển bằng kết quả bài thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Thí sinh có tổng điểm các bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển theo thang điểm 30 (trong đó điểm môn chính nhân hệ số 2) đạt từ 15 điểm trở lên. Công thức tính cụ thể như sau:

Điểm xét tuyển = (Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + Điểm Môn chính x 2)/ 4 x 3

Ví dụ: Thí sinh Nguyễn Văn A đăng kí xét tuyển ngành Quản lý theo tổ hợp môn A01, kết quả thi các môn THPT quốc gia đạt: Môn 1 (Toán): 7,0 ; Môn 2 (Lý): 6,0 ; Môn 3 (Tiếng Anh): 8,5;

Điểm xét tuyển = (7,0 + 6,0 + 8,5 x 2)/ 4  x 3 = 30/ 4  x 3 = 22,5 

(2) Xét tuyển theo học bạ THPT

          Thí sinh có tổng điểm trung bình tất cả các môn học của 5 học kỳ trong chương trình THPT (Điểm trung bình năm lớp 10 + Điểm trung bình năm lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình 5 học kỳ môn Ngoại ngữ đạt từ 6 điểm trở lên và có hạnh kiểm xếp loại từ ”Khá” trở lên.

(3) Xét tuyển chứng chỉ A-Level

          Thí sinh có điểm chứng chỉ A-Level của tổ hợp kết quả 3 môn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương đương điểm C, PUM range ≥ 60).

(4) Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT

          Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 trở lênMã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (Thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).

 (5) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS hoặc tương đương

          Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đạt tối thiểu 5.5 hoặc tương đương (TOEFL PBT từ 513 hoặc TOEFL iBT từ 65) và có tổng điểm 2 môn thi/bài thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 10 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

(6) Xét tuyển bằng Tú tài quốc tế (International Baccalaureate)

          Thí sinh có bằng Tú tài quốc tế.

(7) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT và Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN

– Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT:

Các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào đại học được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT: Thí sinh được sử dụng kết quả thi Kỳ thi chọn học sinh giỏi/cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế (không giới hạn môn thi/lĩnh vực) để đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành tại Khoa Quốc tế – ĐHQGHN. Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng cần có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo ngành đăng ký xét tuyển của Khoa Quốc tế – ĐHQGHN.

– Xét tuyển thẳng theo quy định của ĐHQGHN:

Đối tượng 1: Thí sinh là người nước ngoài xét tuyển theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017 của Giám đốc ĐHQGHN.

Đối tượng 2: Học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào các chương trình đào tạo đại học tại Khoa Quốc tế nếu có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng được một (01) trong các điều kiện sau:

  1. Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic/cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;
  2. Đạt giải chính thức kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;
  3. Đạt giải chính thức kỳ thi thường niên Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT;
  4. Là thành viên chính thức đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp quốc gia;
  5. Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành do Khoa Quốc tế quy định.

Học sinh đạt một trong các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c, d trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả khi xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại Khoa Quốc tế, ĐHQGHN.

Đối tượng 3: Học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN nếu đáp ứng các yêu cầu như đối với học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được quy định tại Mục Đối tượng 2 và phải là học sinh thuộc trường THPT chuyên có tên trong danh sách các trường THPT chuyên được Khoa Quốc tế dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển (xem danh sách tại: http://bit.ly/DStruongTHPTChuyen2021).

Đối tượng 4: Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  1. Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQG;
  2. Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;
  3. Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 9,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành do Khoa Quốc tế quy định.

Đối tượng 5: Học sinh các trường THPT trên toàn quốc được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  1. Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên;
  2. Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên.

Xét ưu tiên: Thí sinh thuộc các đối tượng đáp ứng tiêu chí tuyển thẳng theo quy định của BộGDĐT và ĐHQGHN không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển nếu đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành trong năm tuyển sinh.

– Xét tuyển thẳng theo các phương thức khác:

Đối tượng 1: Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ IELTS đạt tối thiểu 6.5 và có tổng điểm 2 môn thi/bài thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 10 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT;

Đối tượng 2: Thí sinh có tổng điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 40 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình tiếng Anh trong 5 học kỳ trên đạt tối thiểu 8.0 và có hạnh kiểm Tốt.

(8) Xét tuyển theo diện du học sinh

Thí sinh đáp ứng một (01) trong (02) điều kiện sau:

            – Thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương ở nước ngoài.

            – Thí sinh  có bằng tốt nghiệp THPT ở Việt Nam và có bảng điểm đại học ở nước ngoài.

V. HỌC PHÍ

– Khóa học được chia thành 8 kỳ, mức học phí bình quân của 1 học kỳ là 32.431.000 VNĐ (tương đương 1.400 USD/học kỳ);

– Mức học phí không thay đổi trong toàn bộ khóa học tại Việt Nam nếu sinh viên học tập theo đúng kế hoạch đào tạo của Khoa;

– Mức học phí trên không bao gồm tiền học phí và các chi phí ăn ở, sinh hoạt khác trong thời gian sinh viên chuyển tiếp sang học tại Trường Đại học Keuka – Hoa Kỳ; 

– Mức học phí trên chưa bao gồm học phí học Chương trình tiếng Anh dự bị, phí thi lại, học lại, học cải thiện điểm trong trường hợp sinh viên không đảm bảo được tiến độ và chất lượng của chương trình đào tạo;

– Học phí nộp vào đầu mỗi học kỳ theo thông báo thu của từng kì;

– Sinh viên nộp học phí bằng tiền Việt Nam, mức học phí quy đổi được điều chỉnh theo tỉ giá hối đoái niêm yết bởi Vietcombank tại thời điểm thu.

Lưu ý: Trước khi bắt đầu tổ chức khóa học chính thức (sinh viên đạt đủ điều kiện tiếng Anh đầu vào theo quy định của chương trình), nếu số lượng sinh viên theo học mỗi khóa dưới 30 sinh viên/lớp, Khoa có quyền trì hoãn khóa học hoặc xét chuyển sinh viên sang chương trình khác sau khi được sự đồng ý của người học.

VI. THỜI GIAN NHẬN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

– Đợt 1: từ ngày 26/3/2021 đến hết ngày 31/7/2021

– Đợt 2 (nếu còn chỉ tiêu) : từ ngày 01/8/2021 đến trước ngày 31/10/2021

– Đợt 3 (nếu còn chỉ tiêu): từ ngày 01/11/2021 đến trước ngày 31/3/2022

Lệ phí hồ sơ và xét tuyển: 300.000 VNĐ/hồ sơ (nộp khi đăng kí xét tuyển và không thu thêm bất kì lệ phí khác). Thí sinh nộp lệ phí ĐKXT vào tài khoản Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Mỹ Đình, STK: 2601 0000 788550 hoặc nộp trực tiếp tại các văn phòng tuyển sinh.

VII. HỒ SƠ DỰ TUYỂN

1. Các tài liệu cần nộp trong hồ sơ dự tuyển:

– Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Khoa Quốc tế TẠI ĐÂY;

– Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT: bản chính;

– Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân: 01 bản photocopy có công chứng, 02 bản photocopy thường và có bản chính để kiểm tra;

– Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra;

– Học bạ THPT hoặc tương đương: 01 bản photocopy có công chứng hoặc xác nhận của trường nơi tốt nghiệp và có bản chính để kiểm tra;

– 03 ảnh 3×4 và 02 ảnh 6×9, chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký;

– Chứng chỉ SAT, A-Level, chứng chỉ tiếng Anh, bằng tú tài quốc tế (nếu có).

2. Đối với du học sinh đang theo học chương trình đại học ở nước ngoài:

Ngoài những giấy tờ được nêu tại mục VII.1, thí sinh cần nộp thêm:

– Bản sao công chứng bảng điểm đại học tính đến thời điểm đăng ký xét tuyển;

– Bản mô tả (syllabus) các học phần đã học trong chương trình đại học mà thí sinh đang theo học ở nước ngoài (bắt buộc đối với học phần thí sinh có nguyện vọng được công nhận chuyển điểm tương đương);

– Văn bản quy định về cách tính điểm của chương trình đại học mà thí sinh đang theo học ở nước ngoài (bắt buộc đối với thí sinh có nguyện vọng được công nhận chuyển điểm tương đương).

VIII. THÔNG TIN KHÁC

1. Khi học tập tại Khoa Quốc tế, sinh viên có rất nhiều cơ hội:

– Trở thành sinh viên của đại học Hoa Kỳ ngay tại Việt Nam với mức chi phí thấp hơn khoảng 15 lần so với đi du học tại Hoa Kỳ;

– Được trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản và chuyên sâu về quản lý trong môi trường toàn cầu; có năng lực làm việc tại các công ty, tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước;

– Được học tập và nghiên cứu trực tiếp hoàn toàn trong môi trường bằng tiếng Anh với các giảng viên có trình độ cao, thành thạo ngoại ngữ;

– Được tiếp cận nguồn học liệu bằng tiếng Anh phong phú tại Khoa Quốc tế; nguồn học liệu điện tử của các trường đối tác nước ngoài;

– Được tham gia hoạt động ngoại khóa, kĩ năng mềm; có cơ hội thực tập, trải nghiệp thực tế ở các công ty, tập đoàn; tham gia các dự án khởi nghiệp thông qua các câu lạc bộ văn hóa và chuyên ngành, hệ thống dịch vụ tư vấn học tập và hướng nghiệp, mạng lưới Alumni, các hoạt động của Đoàn Thanh niên Khoa Quốc tế;

– Được trao đổi học tập ngắn hạn ở nhiều trường đại học đối tác uy tín tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, …;

– Được làm việc, giao lưu, học hỏi cùng các sinh viên quốc tế đến từ mạng lưới các trường đại học đối tác của Khoa Quốc tế;

– Gần 30% các môn học (10 môn học cốt lõi) do giảng viên Hoa Kỳ trực tiếp giảng dạy; phương pháp giảng dạy tiên tiến, tiếp cận thực tế thông qua môn học trải nghiệm và dự án thực tế; đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục Hoa Kỳ;

2. Chính sách học bổng

Với Quỹ học bổng khoảng 15 tỷ đồng/năm, sinh viên có cơ hội được nhận trong số hơn 10 loại học bổng dài hạn, ngắn hạn, và hỗ trợ học tập (lên tới 300 triệu/khóa học) cho sinh viên dựa vào điểm xét tuyển đầu vào, các trường hợp tuyển thẳng, sinh viên có thành tích học tập rèn luyện xuất sắc và sinh viên nước ngoài học tập tại Khoa. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội nhận học bổng của Trường Đại học Keuka giá trị tương đương 100% học phí của học kì đầu tiên (khoảng 14.250 USD/suất) và 50% học phí của học kì tiếp theo (khoảng 7.125 USD).

Xem chi tiết chính sách học bổng của Khoa Quốc tế tại ĐÂY

IX. ĐỊA CHỈ NHẬN HỒ SƠ TRỰC TIẾP

Địa chỉ 1: Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: (024) 3555 3555

Địa chỉ 2: Văn phòng Tuyển sinh Khoa Quốc tế – Nhà G8, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: (024) 3555 3555

Điện thoại: (024) 3557 5992 (số máy lẻ 36).

Hotline: (024) 3555 3555, 0983 372 988, 0379 884 488, 0989106633

Email: tuyensinh@khoaquocte.vn

Gia nhập Group Tư vấn tuyển sinh của Khoa Quốc tế dành cho thí sinh 2k3 TẠI ĐÂY

Đăng ký nhận thông tin tư vấn tuyển sinh, học bổng tại ĐÂY

Tổng học phí cả khóa học là 261.128.000 VNĐ (tương đương 11.200 USD/khóa học).

– Mức học phí trên không bao gồm tiền học phí và các chi phí ăn ở, sinh hoạt khác trong thời gian sinh viên chuyển tiếp sang học tại Trường Đại học Keuka – Hoa Kỳ.

– Mức học phí không thay đổi trong toàn bộ khóa học tại Việt Nam nếu sinh viên học tập theo đúng kế hoạch đào tạo của Khoa. Sinh viên nộp học phí theo kỳ, căn cứ vào số tín chỉ/học phần đăng ký trong mỗi học kỳ.

– Mức học phí trên chưa bao gồm học phí học Chương trình tiếng Anh dự bị, phí thi lại, học lại, học cải thiện điểm và các phí khác,… trong trường hợp sinh viên không đảm bảo được tiến độ và chất lượng của chương trình đào tạo.

– Sinh viên nộp học phí bằng tiền Việt Nam, căn cứ vào số tín chỉ/học phần đăng ký trong mỗi học kỳ. Mức học phí quy đổi được điều chỉnh theo tỉ giá hối đoái niêm yết bởi Ngân hàng Vietcombank tại thời điểm thông báo thu học phí.

  • Trưởng bộ phận / chuyên viên / chuyên gia tư vấn hoạch định kế hoạch quản trị chiến lược, phát triển thị trường, quản trị dự án, quản trị nhân lực, quản trị marketing
  • Chuyên gia tư vấn khởi nghiệp và đầu tư kinh doanh
  • Giám đốc điều hành/ giám đốc dự án, giám đốc nghiên cứu thị trường, giám đốc marketing, giám đốc bán hàng
  • Tự khởi nghiệp kinh doanh
  • Đại diện thương mại của các tổ chức kinh doanh nước ngoài

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

PGS. TS Vũ Xuân Đoàn

Trường Đại học Keuka (Hoa Kỳ) là trường đại học tư thục được thành lập vào năm 1890, với lịch sử phát triển gần 130 năm. Số lượng sinh viên đang học tại đây là 1.873. Số sinh viên theo học các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các quốc gia khác là 3.185, trong đó có 505 sinh viên Việt Nam.

Trường Đại học Keuka có tới 31 ngành đào tạo khác nhau. Điểm nổi bật và độc đáo của các chương trình đào tạo là mô hình Giáo dục qua trải nghiệm.

Xem thêm chi tiết tại: https://www.keuka.edu/