Để tiếng Anh không còn là rào cản

Mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trôi qua, lại có thêm rất nhiều băn khoăn trăn trở của các bạn học sinh khi nộp nguyện vọng xét tuyển. Với các bạn, chắc chắn đó không chỉ là một một kỳ thi. Đó là bao ước mơ hy vọng gửi gắm.

Với phụ huynh, chắc chắn đó không chỉ là một bộ hồ sơ. Đó là cả quá trình tìm hiểu cân nhắc và định hướng cho các con trước ngưỡng quan trọng trong cuộc đời.

Trong cuộc cách mạng 4.0, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, trong thời đại tri thức, tiếng Anh ngày càng phổ biến, thành công cụ đắc lực, thành chiếc cầu kết nối tri thức và con người. Tiếng Anh có trong các môn khoa học, tiếng Anh có trong các môn xã hội. Vì thế, học tốt tiếng Anh sẽ một lợi thế không nhỏ. Phụ huynh và học sinh lại đứng trước một câu hỏi lớn: Làm thế nào để học tốt tiếng Anh? Thực tế đã chỉ ra rằng: Nhiều học sinh phổ thông không tự tin với vốn tiếng Anh của mình. Nhiều học sinh không dám đăng ký vào các trường đại học có chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh dù rất muốn. Nhiều học sinh sẵn sàng chuyển khối ngành, đổi nguyện vọng chỉ vì tiếng Anh chưa tốt. Lý do cho tất cả những quyết định này có thể gói gọn trong một từ “SỢ”. Sợ giao tiếp tiếng Anh. Sợ gặp người nước ngoài. Sợ đọc sách hay xem phim bằng tiếng Anh. Nỗi sợ biến thành rào cản vô hình, thành ranh giới vô hình ngăn cách bạn với cả thế giới. Vì với trên một phần tư dân số thế giới sử dụng ngôn ngữ này, luôn có ai đó đang nói tiếng Anh. Việc bạn không dám nói tiếng Anh không xuất phát từ sự hạn chế năng lực mà từ chính nỗi sợ hãi mà bất cứ ai cũng gặp phải nhưng chưa chiến thắng được nó.

Sinh viên theo học Chương trình đào tạo tiếng Anh dự bị được học tiếng Anh với giảng viên nước ngoài. 

Để chiến thắng nỗi sợ hãi luôn hiện hữu trong mỗi con người, hãy nghĩ đến những cái “MUỐN”. Bạn có muốn tìm được một công việc tốt, lương cao, nhiều cơ hội thăng tiến, môi trường chuyên nghiệp trong một tập đoàn đa quốc gia hay một tổ chức phi chính phủ? Bạn có muốn đi du lịch vòng quanh thế giới mà không phải lo lắng về bất đồng ngôn ngữ, đơn giản vì bạn có tiếng Anh? Bạn có muốn làm chủ công nghệ khi hơn 80% nguồn dự trữ thông tin của hơn 100 triệu  máy tính khắp thế giới là tiếng Anh? Nếu câu trả lời là “có” cho tất cả các câu hỏi trên thì đừng chần chừ, hãy bắt tay vào học tiếng Anh đi thôi. Thành ngữ Anh có câu “Better late than never” (Muộn còn hơn không).

Đừng để tiếng Anh trở thành rào cản trên con đường dẫn tới thành công của bạn. Đừng để tiếng Anh trở thành nỗi ám ảnh suốt 12 năm phổ thông cho tới mãi về sau.

Hãy biến tiếng Anh trở thành công cụ giúp bạn hiện thực hoá giấc mơ.

Hãy biến tiếng Anh thành hành trang trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức.

Bài viết sau sẽ không giống như một câu thần chú hay một phép màu nhiệm, trong một khoảnh khắc sẽ hô biến bạn từ một người chỉ biết tiếng Anh ở mức độ cơ bản trở thành một người sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn. Bài viết giúp định hướng phương pháp học tiếng Anh của bạn, tạo động lực và niềm tin để bạn thấy tiếng Anh là một ngôn ngữ đáng yêu biết nhường nào.

Sinh viên Khoa có cơ hội tham gia nhiều cuộc thi tiếng Anh lớn nhỏ và giành giải thưởng cao.

Đừng chỉ tập trung vào ngữ pháp tiếng Anh

Các hiện tượng ngữ pháp sẽ dễ nhớ hơn nhiều nếu được học trong văn cảnh hay tình huống cụ thể. Thay vì cố gắng học thuộc cả quyển ngữ pháp dày cộp, hãy để nó thẩm thấu một cách tự nhiên nhất có thể qua các câu chuyện, các bộ phim, các cuộc hội thoại hàng ngày. Vô tư học hỏi và trải nghiệm như một đứa trẻ con bắt đầu bập bẹ tập nói, tận hưởng niềm vui khi chinh phục được thứ ngôn ngữ quốc tế này.

Cũng đừng lo lắng quá nhiều về mặt ngữ pháp! Chỉ cần làm tốt nhất khả năng của bạn để giao tiếp, và bạn sẽ thành công ngay cả khi bạn mắc một lỗi ngữ pháp nhỏ. Ngữ pháp của tiếng Anh rất linh hoạt và thân thiện. Đừng lo lắng, đừng do dự, chỉ cần giữ một tâm thế vui vẻ và thái độ tự tin, bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được ngôn ngữ quốc tế này.

Tìm môi trường học tập phù hợp để được sử dụng tiếng Anh

Tiếng Anh cũng giống như mọi ngôn ngữ khác, chỉ có thể thành thạo khi được sử dụng với tần suất đều đặn. Nếu bạn thực sự muốn chinh phục tiếng Anh, hãy tìm đến với những trường đại học có chuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, những trường có cả sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế theo học. Khi tìm được một cộng đồng lành mạnh cho sự phát triển tiếng Anh, tìm được những người bạn có cùng chí hướng để có thêm động lực, bạn sẽ nhanh chóng rèn cho mình phản xạ tự nhiên với tiếng Anh hàng ngày.

Sinh viên được tham gia giao lưu học hỏi với sinh viên các trường đại học nước ngoài. 

Dắt lưng những cụm từ cứu tinh

Mặc dù ở mức độ cơ bản hoặc nâng cao, có những lúc bạn gặp phải những tình huống không hiểu những gì mọi người nói hay không đối diện nghe thấy cụm từ quan trọng. Vì vậy, Hãy bỏ túi cho mình nhưng cụm từ cứu tinh (được gọi là Survival Words) để giúp bạn “sống sót” qua những lúc này. Như là:
•    Nói “Sorry” khi chưa hiểu rõ
•    Nói “Can you repeat please?” để được nhắc lại
•    Nói “What does that mean?” để được giải thích điều vừa nói
•    Nói “How do you say ___ in English?” để đề nghị được giải thích từ vựng bạn không biết

Các chương trình trao đổi sinh viên với trường đại học đối tác cũng giúp nâng cao khả năng tiếng Anh của sinh viên

Khoa Quốc tế rất nhiều.

Học từ vựng mọi lúc mọi nơi

Vốn từ vựng không đủ nhiều có lẽ là cái cớ mà nhiều người vin vào nhất khi họ không dám nói hay viết tiếng Anh. Tất nhiên là bạn cần biết một số từ vựng nhất định trước khi bắt đầu nói, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chờ cho đến khi vốn từ của mình thật nhiều rồi mới giao tiếp tiếng Anh với người khác. Về cơ bản, chúng ta chỉ cần biết một số câu nói đơn giản là đã có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện rồi.

Có một điều mà các bạn hay lầm tưởng, đó là từ vựng tiếng Anh chỉ có trong sách vở. Từ vựng tiếng Anh có ở khắp mọi nơi. Có trên những tấm thiệp hay mảnh giấy nhớ. Có trên những poster, băng rôn, khẩu hiệu. Có trong những bài hát, những bộ phim. Có trong những đoạn hội thoại, những câu chuyện kể… Vì thế, hãy học từ vựng tiếng Anh bất cứ khi nào bạn có thể.

Những cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa sinh viên quốc tế và sinh viên Việt Nam tại nhà thầy, cô giáo Khoa Quốc tế giúp rèn luyện năng lực ngoại ngữ. 

Sau tất cả, chiến thắng nỗi sợ hãi để nói tiếng Anh, trước hết, là một cuộc đấu tranh tinh thần, tìm kiếm động lực và can đảm cho bản thân và sau đó hành động. Lão Tử đã từng nói, “Ngàn dặm hành trình bắt đầu từ một bước chân nhỏ”. Vì vậy, bạn cần cần tìm kiếm động lực học tốt tiếng Anh, tìm kiếm cơ hội, lập kế hoạch ngay lập tức để cải thiện các kỹ năng tiếng Anh. Các bạn trẻ hãy bước ra khỏi “comfort zone” của mình và khám phá thế giới nào. Hành trình cũng chính là phần thưởng (Journey is the reward.)

Chương trình đào tạo tiếng Anh dự bị là chương trình tiếng Anh chuyên biệt, được thiết kế dành cho sinh viên Khoa Quốc tế chưa có đủ điều kiện tiếng Anh đầu vào (Chứng chỉ năng lực Tiếng Anh B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu) để theo học các chương trình đào tạo đại học. Mục tiêu chính của chương trình là nhằm trang bị kiến thức ngôn ngữ, các kỹ năng thực hành nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu trình độ tiếng khi theo học các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại Khoa Quốc tế, nâng cao cơ hội học bổng và chuyển tiếp đến các trường đối tác nước ngoài và đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.

Chương trình Ngoại ngữ bổ sung được chia thành 5 cấp độ từ cấp độ 1 đến cấp độ 5. Sinh viên bắt đầu từ cấp độ nào phụ thuộc vào kết quả bài kiểm tra xếp lớp đầu năm học. Mỗi cấp độ kéo dài trong 8 tuần (tương đương với 160 giờ học).

Các giảng viên tham gia giảng dạy tại chương trình là những tiến sỹ, thạc sỹ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc trong đó các giảng viên Việt Nam phụ trách các kỹ năng Nghe, Đọc, Viết, còn các giảng viên nước ngoài (đến từ Mỹ, Canađa và Philippines) phụ trách kỹ năng Nói. Các giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến, theo định hướng giao tiếp và lấy người học làm trung tâm.

Lê Hoài Thu
Bộ môn Đào tạo Dự bị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *