TIẾNG ANH DỰ BỊ

 

GIỚI THIỆU

Các đào tạo dự bị tiếng Anh được thiết kế riêng để giúp sinh viên cải thiện hơn nữa khả năng giao tiếp và học tập bằng tiếng Anh trong môi trường quốc tế.

Giáo viên đều là giáo viên bản ngữ và giảng viên chuyên nghiệp Việt Nam có trình độ giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.

Chào đón bạn vào cộng đồng người học tiếng Anh sôi động và đa dạng của Khoa Quốc tế!

Tên chương trình Ngoại ngữ bổ sung Tiếng Anh
Thời gian đào tạo 5 cấp độ, 160h/cấp độ
Đơn vị đào tạo Khoa Quốc tế- Đại học Quốc gia Hà Nội

Đối với các thí sinh thi tuyển đầu vào đại học, nếu chưa đủ trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu, được đăng ký học chương trình đào tạo ngoại ngữ bổ sung của Khoa Quốc tế để đáp ứng đủ điều kiện ngoại ngữ trước khi vào học chính thức chương trình đào tạo đại học.

Chương trình ngoại ngữ bổ sung Tiếng Anh được thiết kế bao gồm 5 cấp độ (từ cấp độ 1 đến cấp độ 5) nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức ngôn ngữ, các kỹ năng thực hành nghe, nói, đọc, viết để theo học các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại Khoa Quốc tế hoặc để đi du học. Sau khi kết thúc chương trình Ngoại ngữ bổ sung Tiếng Anh, sinh viên sẽ nắm vững kiến thức ngôn ngữ cơ bản và chuyên sâu, có khả năng thi đỗ các chứng chỉ ngôn ngữ quốc tế như chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), IELTS, TOEFL…

Tùy theo năng lực đầu vào, sinh viên sẽ được xếp học từ cấp độ 1 đến cấp độ 5

– Sinh viên theo học tại Khoa Quốc tế chưa có trình độ tiếng Anh B2 theo Khung châu Âu

– Học sinh, sinh viên và học viên có nguyện vọng học tiếng Anh

– Yêu cầu trình độ:

  • Sinh viên của Khoa Quốc tế: Học từ đầu, trong thời gian học tiếng Anh, sinh viên học ngay một số một học đại cương thuộc chương trình đại học.

  • Sinh viên/ học viên ngoài: trình độ A2 trở lên.

Cấp độ 1: Beginner and Elementary
Cấp độ 2: Pre-Intermediate Level
Cấp độ 3: Intermediate Level
Cấp độ 4: Upper – Intermediate Level
Cấp độ 5: VSTEP Preparation Program
  • Tổ chức giảng dạy

Chương trình đào tạo bao gồm 5 cấp độ, sinh viên sẽ được làm bài thi đầu vào để xếp lớp theo đúng trình độ. Mỗi cấp độ có thời lượng 160h, được đào tạo trong 8-10 tuần, hai cấp độ được tính là một học kỳ.  Kết thúc mỗi cấp độ, sinh viên phải tham gia bài thi hết cấp độ, nếu đạt sinh viên được chuyển lên học cấp độ cao hơn. Sinh viên được nghỉ 1-2 tuần giữa các cấp độ và được nghỉ hè 3-4 tuần.

  • Giáo trình giảng dạy

Giáo trình, sách tham khảo dành cho chương trình được Bộ môn Đào tạo Dự bị, Khoa Quốc tế xây dựng và cập nhật theo các phương pháp giảng dạy và học tập tiên tiến và hiện đại trên thế giới.

  • Giảng viên     

Chương trình có sự tham gia của nhiều giảng viên, chuyên gia trong và ngoài nước đến từ các trường đối tác của Khoa.

Học phí được thu bằng tiền Việt Nam, cụ thể như sau:

Học phí là 11.397.000 đồng / cấp (tương đương $ 500 mỗi cấp độ).

Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Vietcombank  tại thời điểm thu tiền.

Sinh viên có nguyện vọng có thể đăng ký thi vượt cấp.

Nội dung kiểm tra sẽ bao gồm cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết (trong đó kỹ năng nói sẽ do giảng viên nước ngoài trực tiếp phụ trách).

I. Nhiệm vụ của học sinh

– Đúng giờ cho tất cả các bài học.
– Tham dự ít nhất 80% số giờ liên lạc để được chấp nhận cho kỳ thi cuối cùng.
– Đóng vai trò tích cực trong các hoạt động của lớp.
– Hoàn thành đầy đủ  bài tập được đưa ra bởi người hướng dẫn.

II. Đề án đánh giá

Khóa học áp dụng một kế hoạch đánh giá đang diễn ra với các bài kiểm tra tiến bộ, bài kiểm tra giữa kỳ và bài kiểm tra cuối khóa có cấu trúc như sau:

1) Đánh giá liên tục

– Bài tập, Kiểm tra tiến độ, Tham gia:

– Kiểm tra giữa kỳ (MT) 

2) Kiểm tra cuối kỳ (FE) 

3) Kết quả cuối cùng

 4) Tiêu chí hoàn thành

a) Mọi thành phần đánh giá đang diễn ra > 0, Điểm thi cuối kỳ > = 4/10 & Kết quả cuối cùng> = 5/10

b) Mỗi phần của kỳ thi cuối cùng phải > 0

+ Nếu FE <4/10, học sinh phải thi lại (tất cả các phần)

+ Nếu có a) nhưng không phải b), học sinh phải thực hiện bài kiểm tra lại cho các phần không thành công.

VSTEP là định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (còn gọi là Vietnamese Standardized Test of English Proficiency, viết tắt là VSTEP). Định dạng đề thi này do trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN với Giáo sư Nguyễn Hòa – hiệu trưởng nhà trường là chủ nhiệm đề tài xây dựng và đã được giới thiệu tới các chuyên gia khảo thí ngôn ngữ trên thế giới từ ngày 18 tới ngày 20 tháng 3 năm 2015 tại LTRC Toronto – Canada.

VSTEP được xây dựng nhằm trở thành một công cụ đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 cho đối tượng sau trung học phổ thông, được sử dụng trong phạm vi toàn quốc và hướng tới được quốc tế công nhận. Đây cũng là một mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ 2020. VSTEP được áp dụng đối với cơ sở đào tạo ngoại ngữ, chương trình đào tạo ngoại ngữ, và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Sau khi học hết 5 cấp độ của chương trình Tiếng Anh dự bị ( hoặc khi cảm thấy tự tin với năng lực tiếng Anh của bản thân), sinh viên sẽ được đăng kí thi VStep tại Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGNH. Mỗi sinh viên sẽ có 1 lần thi miễn phí (đối với sinh viên theo học chương trình tiếng Anh dự bị), nếu thi lại thì mọi chi phí do sinh viên chịu.Trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chiến lược về việc tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ này. Đơn vị cũng đã bắt đầu áp dụng định dạng đề thi mới này từ 16/05/2015 đối với kỳ thi cho thí sinh tự do và 15/08/2015 cho sinh viên của trường. Sau quyết định này, tất cả các trường trên cả nước tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh đều theo chuẩn này.