Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành Kế toán, Kiểm toán

Chuẩn mực đạo đức thì ngành nghề nào cũng phải có để nâng tầm người làm việc cũng như nâng cao hình ảnh, tính chuyên nghiệp của bản thân và công ty, doanh nghiệp mình. Nhưng với ngành Kế toán, Kiểm toán có sự khác biệt gì mà được quan tâm đến như vậy. Qua bài viết này, mình sẽ giải bày đến cho các bạn toàn bộ Nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của ngành kế toán, kiểm toán cần có mà gần như là sự bắt buộc. Cùng theo dõi nhé!

Tố chất cần có của người theo ngành Kế Toán, Kiểm Toán

Để làm được một người Kế toán, Kiểm toán giỏi thì người đó phải có những tố chất sau:

  • Sở hữu khả năng tính toán cực kì nhanh nhạy 
  • Có tính cẩn thận và tỉ mỉ
  • Quản lý, sắp xếp được thời gian và chịu được áp lực từ công việc
  • Thông thạo chuyên ngành tin học văn phòng và ngoại ngữ giao tiếp 
  • Có khả năng làm việc theo đội nhóm tốt.
  • Có khả năng diễn giải và thuyết phục hay
  • Có tư duy logic
  • Thấu hiểu lý luận ứng dụng một vấn đề
  • Nhận diện và nắm bắt mọi vấn đề về lĩnh vực kinh doanh, số liệu nhanh chóng

Nguyên tắc, Chuẩn mực Đạo Đức nghề nghiệp của ngành Kế Toán, Kiểm Toán

Ngành Kế toán, Kiểm toán là ngành nghề có đặc thù công việc yêu cầu đòi hỏi về trách nhiệm cực cao cũng như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khá nghiêm ngặt. Sau đây là một số chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên hay kiểm toán viên cần phải có:

Nguyên tắc độc lập
Nguyên tắc bắt buộc phải có đầu tiên của một kiểm toán viên đó chính là khả năng độc lập. Tính độc lập ở đây không phải sống độc lập mà là tính độc lập về tư tưởng suy nghĩ, công việc. 
Hiểu đơn giản hơn thì trong công việc, nhất là khi tính toán thống kê số liệu hay dữ liệu thì riêng bản thân người kế toán hay kiểm toán viên phải tự đưa ra quan điểm của riêng mình mà không được để ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác.  
Nguyên tắc chính trực 
Nguyên tắc, chuẩn mực chính trực thì khó có thể rèn luyện được bởi nó hơi hướng về tính cách vốn có của mỗi người. Tuy vậy nhưng đây được xem như  một trong những nguyên tắc bắt buộc yêu cầu phải có của mọi kế toán, kiểm toán viên. 
Tính chính trực là nói đến sự trung thực, sự thẳng thắn, hành xử trong công việc một cách công bằng và đáng tin cậy.
Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của một nhân viên kiểm toán, kế toán phải cần tiếp theo đó chính là sự khách quan. Khi làm việc, tuyệt đối không được để sự thiên vị, nể cả hoặc lợi ích riêng làm ảnh hưởng, chi phối đến công việc.
Nguyên tắc bảo mật 
Bảo mật là nguyên tắc bắt buộc mà mỗi kiểm toán viên cần có. Tuyệt đối không được tiết lộ thông tin của các bên khi chưa có sự cho phép của người có thẩm quyền, trừ những trường hợp cần công khai theo quy định. Đặc biệt, cần cảnh giác với những rủi ro tiết lộ thông tin theo cách không cố ý cho các thành viên gần gũi hay các đối tác quan hệ.
Chuẩn mực tư cách nghề nghiệp 
Một kế toán, kiểm toán viên phải tuân thủ đầy đủ mọi quy định, chế tài trong công việc để tránh phải vi phạm pháp luật, luật pháp của  làm giảm uy tín trong nghề nghiệp. 
Nguyên tắc thận trọng 
Người Kế toán, kiểm toán viên luôn luôn phải thật thận trọng, tỉ mỉ và phải làm việc với tinh thần tập trung vào chuyên môn thật tốt. Bởi sao đây là một tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp bởi vì công việc đặc thù của tính toán là không được xảy ra bất kỳ sai sót nào, luôn kiểm tra thật kỹ số liệu tính toán thật chính xác mà phải nhanh chóng.
Khả năng, năng lực chuyên môn
Nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán, kiểm toán viên còn đòi hỏi đến sự kinh nghiệm, kiến thức và luôn biết cách trau dồi thêm bổ sung cho nghiệp vụ chuyên môn của mình. 
Làm thế nào để đạt được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành Kế Toán, Kiểm Toán
Qua bài viết trên, bạn cũng có thể thấy rằng theo đam mê, yêu thích với ngành Kế Toán, Kiểm Toán là 1 lẽ nhưng song song đó bạn cũng phải sở hữu những tố chất riêng của bản thân và rèn luyện cho minh thêm những đức tính, chuẩn mực nghề nghiệp đặc thù này.

Để làm được điều đó, Kế toán viên hay Kiểm toán viên ngày nay đã không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi những điều mới mỗi ngày. Tất nhiên để làm được điều đó bạn cần phải có một nền tảng tốt từ việc học hành của mình. Không đâu cả, hãy ĐẾN NGAY với chúng tôi, Trường Quốc tế – ĐHQGHN (VNU-IS), ngôi trường với chất lượng giảng dạy, giáo dục trên nền tảng quốc tế tốt nhất Việt Nam hiện nay để có được cơ hội thực tập và tuyển dụng việc làm ngay từ những năm đầu tiên tại mạng lưới đối tác của Trường với hơn 60 doanh nghiệp, tập đoàn, các công ty đa quốc gia.

Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin: https://bit.ly/3zwQ1Jw

Hoặc trực tiếp tại Trường theo địa chỉ: 

  • Cơ sở 1: Nhà G7 & G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Nhà C, E Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 024 3555 3555
  • Website: is.vnu.edu.vn
  • Email: tuyensinh@isvnu.vn

Xem thông tin chi tiết ngành học tại: Ngành Kế toán, Phân tích và Kiểm toán

Cách nhanh nhất để cập nhật các thông tin liên quan đến các ngành học tại Khoa Quốc tế, thông tin học bổng, chính sách tuyển sinh là Join Group Tư vấn tuyển sinh dành cho các sinh viên tương lai tại ĐÂY.

Phụ huynh và học sinh quan tâm đến các chương trình đào tạo tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN có thể liên hệ: 024 3555 3555 | 0983 372 988 | 0379 884 488 | 0989 106 633 hoặc trực tiếp Inbox Fanpage Trường Quốc tế hoặc qua Website: https://student.isvnu.vn/home/admission | hoặc Email: tuyensinh@vnuis.edu.vn để được hỗ trợ tư vấn các thí sinh về các thông tin tuyển sinh.

Phụ huynh và thí sinh cần tư vấn thêm thông tin tuyển sinh xin vui lòng liên hệ:

Văn phòng tuyển sinh Trường Quốc tế: Nhà G8, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bộ phận tuyển sinh, Phòng công sinh viên: Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *