BẰNG KÉP NGÔN NGỮ ANH

GIỚI THIỆU

Là cơ hội cho sinh viên theo học các chương trình do ĐHQG cấp bằng có thể lấy được tấm bằng Đại học thứ 2 để có thể thử sức với lĩnh vực mới hoặc dùng ngôn ngữ như một lợi thế cho chuyên ngành thứ nhất.  Theo đó, sinh viên được miễn toàn bộ các học phần tương đương  giữa chương trình đào tạo của 2 đơn vị (khoảng 55% tổng thời lượng), sinh viên sẽ rút ngắn đáng kể được thời gian đào tạo chuẩn để có thể được Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN cấp bằng Đại học chính quy ngành Ngôn ngữ Anh.

Tên chương trình: Ngôn ngữ Anh
Thời gian học: Dự kiến 4 năm
Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh & Tiếng Việt
Mô hình đào tạo:

Khoa Quốc tế  & Đại học Ngoại ngữ,  Đại học Quốc gia Hà Nội

Văn bằng: Bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cấp
Các học phần được bảo lưu ( 59 tín chỉ)
Khối kiến thức chung Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tin học cơ sở 2
Ngoại ngữ cơ sở 1
Ngoại ngữ cơ sở 2
Ngoại ngữ cơ sở 3
Giáo dục thể chất
 Giáo dục quốc phòng-an ninh
Kỹ năng bổ trợ
Khối kiến theo lĩnh vực Toán cao cấp
Xác suất thống kê
Khối kiến thức theo nhóm ngành ( 24 tín chỉ) Khối kiến thức tiếng
Các học phần được tích lũy  ( 75 tín chỉ)
Khối kiến theo lĩnh vực Địa lý đại cương
Toán cao cấp
Xác suất thống kê
Môi trường và phát triển
Thống kê cho khoa học xã hội
Khối kiến thức theo khối ngành 
Các học phần bắt buộc Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhập môn Việt ngữ học
Các học phần tự chọn Tiếng Việt thực hành ( 2 tín)
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Logic học đại cương
Tư duy phê phán
Cảm thụ nghệ thuật
Lịch sử văn minh thế giới
Văn hóa các nước ASEAN
Khối kiến thức theo nhóm ngành
Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa
Các học phần bắt buộc Ngôn ngữ học tiếng Anh 1
Ngôn ngữ học tiếng Anh
Đất nước học Anh-Mỹ
Các học phần tự chọn Ngữ dụng học tiếng Anh
Phân tích diễn ngôn
Văn học các nước nói tiếng Anh
Ngôn ngữ, văn hóa và xã hội
Khối kiến thức tiếng Tiếng Anh 1A
Tiếng Anh 1B
Tiếng Anh 2A
Tiếng Anh 2B
Tiếng Anh 3A
Tiếng Anh 3B
Tiếng Anh 4A
Tiếng Anh 4B
Tiếng Anh 3C
Tiếng Anh 4C
Khối kiến thức ngành
Định hướng chuyên ngành Phiên dịch
Các học phần bắt buộc Lý thuyết dịch
Phiên dịch
Biên dịch
Phiên dịch chuyên ngành
Biên dịch chuyên ngành
Nghiệp vụ biên/phiên dịch
Các học phần tự chọn Biên dịch nâng cao
Phiên dịch nâng cao
Đánh giá chất lượng bản dịch
Ngôn ngữ và truyền thông
Báo chí trực tuyến
Tiếng Anh kinh tế
Tiếng Anh Tài chính-Ngân hàng
Tiếng Anh Du lịch
Tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp ( 9 tín) Thực tập
Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
  • Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.

  • Đối tượng: Sinh viên chính quy chương trình đào tạo các ngành Kinh doanh Quốc tế; ngành Kế toán, phân tích và kiểm toán và ngành Hệ thống thông tin Quản lý của  Khoa Quốc tế– Đại học Quốc gia Hà Nội, đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN được ban hành kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQG ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc ĐHQGHN. Cụ thể :  Có điểm trung bình chung tất cả các học phần (điểm TBC) tại Khoa Quốc tế tính từ đầu khóa học đến thời điểm đăng ký học chương trình đào tạo thứ hai đạt từ 2.00 trở lên. Điểm xét tuyển là điểm TBC lấy từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

Học phí các tín chỉ cần tích lũy thu theo học phí của ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN

  • Nhóm 1: Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên: Có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
  • Nhóm 2: Thư kí văn phòng/ Trợ lí đối ngoại/ Hướng dẫn viên du lịch: Có khả năng làm việc trong các văn phòng công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lí các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Anh.
  •  Nhóm 3: Sử dụng thành thạo tiếng Anh để đáp ứng tốt hơn các vị trí việc làm của ngành học thứ nhất.